Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các khu vực ven biển và đồng bằng. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, sản xuất nông nghiệp và môi trường sống. Việc khử muối là giải pháp thiết yếu để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho cuộc sống. Vậy hãy cùng HacoChem tìm hiểu về vấn đề này tại bài viết dưới đây. Khám phá ngay để biết thêm nhiều thông tin bổ ích.
1. Khử muối là gì?
HacoChem xin chia sẻ những thông tin tổng quan về quá trình khử muối. Hãy cùng theo dõi ngay dưới để bỏ túi những kiến thức hữu ích. Đây là quá trình loại bỏ muối và các khoáng chất hòa tan khác khỏi nước biển hoặc nước mặn để tạo ra nước ngọt có thể sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất công nghiệp.
Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề khan hiếm nước ngọt. Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người và môi trường. Dưới đây là các mục đích chính của quá trình này:
- Sản xuất nước sạch: Nước sau khi được lọc qua quá trình này sẽ sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, giặt giũ,… Nó giúp đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho con người. Ngoài ra, nước này còn được sử dụng để tưới và các họa động sản xuất công nghiệp.
- Bảo vệ môi trường: Giảm thiểu tác hại của nước nhiễm mặn đối với môi trường sống.
- Nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi: Nước đã khử giúp cây trồng phát triển tốt hơn và vật nuôi khỏe mạnh hơn.
Những thông tin tổng quan về khử muối
2. Các phương pháp khử muối phổ biến
Hiện nay có rất nhiều phương pháp khử khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục đích sử dụng và điều kiện cụ thể. Dưới đây là những phương pháp phổ biến, bạn có thể tham khảo:
2.1. Phương pháp khử bằng màng thẩm thấu ngược (RO)
Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, sử dụng màng lọc có kích thước siêu nhỏ để loại bỏ muối và các tạp chất khác khỏi nước. Nó mang lại hiệu quả khử cao (có thể lên đến 99,7%), vận hành đơn giản, dễ bảo trì. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao, tiêu thụ năng lượng nhiều.
Phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất
2.2. Phương pháp khử bằng trao đổi ion
Phương pháp này sử dụng các hạt trao đổi ion để thu giữ ion Na+ và Cl- trong nước, giúp giảm độ mặn. Sử dụng phương pháp trao đổi ion có ưu điểm là hiệu quả khử cao (có thể lên đến 98%), vận hành đơn giản, an toàn cho môi trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có chi phí đầu tư cao, cần tái sinh hạt trao đổi ion định kỳ.
2.3. Phương pháp khử bằng bay hơi
Phương pháp này sử dụng nhiệt để làm bay hơi nước, để lại muối và các tạp chất khác. Sử dụng trao đổi ion có chi phí thấp hơn so với việc dùng hai phương pháp trên. Đồng thời, nó cũng có ưu điểm là dễ vận hành. Tuy nhiên, hiệu quả khử muối của nó thấp (khoảng 60 – 70%), tiêu thụ nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến môi trường.
Tiết kiệm chi phí, dễ vận hành với phương pháp khử bằng bay hơi
2.4. Phương pháp khử bằng điện phân
Phương pháp này sử dụng dòng điện để tách nước thành khí hydro và khí oxy, đồng thời loại bỏ muối và các tạp chất khác. Sử dụng điện phân đem lại hiệu quả khử cao (có thể lên đến 99%). Đồng thời nó sản xuất ra khí hydro có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, nó cũng tiêu tốn nhiều năng lượng và cần chi phí đầu tư lớn.
3. Các giai đoạn của quá trình khử muối
Quá trình khử muối bao gồm các giai đoạn như sau:
3.1. Giai đoạn 1: Nước biển được thu thập
Đầu tiên, cần thu thập nước biển một cách cẩn thận. Quá trình này cần đảm bảo không làm hại đến cá trong khu vực đó. Do đó, việc thu thập nước sẽ được thực hiện với tốc độ cho phép cá có thể bơi ngược dòng, từ trên xuống dưới.
3.2. Giai đoạn 2: Tiền lọc
Để bước vào quá trình khử muối, nước biển trước tiên cần được làm sạch. Điều này giúp loại bỏ các hạt có kích thước lớn hơn mà có thể tồn tại trong nó. Quá trình này tương tự như một hệ thống lọc khổng lồ, giúp loại bỏ các chất thải sinh học, cát, bụi bẩn,…có thể có trong nước biển.
Sau khi qua giai đoạn làm sạch, nước biển đã trở nên trong suốt và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo. Nước này sẽ được thông qua một hệ thống màng lọc để loại bỏ muối và khoáng chất.
Cần trải qua giai đoạn tiền lọc để đảm bảo nước được sạch
3.3. Giai đoạn 3: Thẩm thấu ngược
Tiếp theo, nước sẽ được đẩy qua một màng bán thấm. Đây là nơi chỉ có nước mới có thể thông qua còn các hạt muối nhỏ hơn sẽ bị giữ lại.
3.4. Giai đoạn 4: Nước được chia đôi
Ở giai đoạn này, nước được chia thành hai phần. Trong đó 50% trở thành nước tinh khiết còn lại trở thành nước mặn gấp đôi so với trước đó. Nước mặn này sau đó sẽ đi qua một quá trình khuếch tán và được trả lại vào đại dương.
3.5. Giai đoạn 5: Sau xử lý
Nước đã khử sạch cần trải qua giai đoạn làm sạch cuối cùng trước khi trở thành nước uống được. Trong giai đoạn này, nước đã hoàn toàn không còn chứa khoáng chất và muối. Vì không có muối và khoáng chất, nước có độ axit rất cao, chưa sẵn sàng để sử dụng
Trong bước cuối cùng này, khoáng chất sẽ được bổ sung trở lại vào nước để tăng độ pH của nước. Đồng thời, các quá trình xử lý hóa học như florua hóa và clo hóa cũng được thực hiện. Sau khi trải qua các quá trình này, nước đã sẵn sàng để được tiêu thụ và được bơm hàng dặm qua đường ống dài.
Quy trình khử muối bạn nên biết
Như vậy, HacoChem đã chia sẻ với bạn những thông tin hữu ích liên quan đến quá trình khử muối. Mong rằng bài viết này đã cung cấp thêm cho bạn những kiến thức bổ ích. Đừng quên nhấn theo dõi trang web của HacoChem để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúng tôi luôn đồng hành và mang đến cho bạn những điều hay.