Thành phần chính của khí thiên nhiên là gì? Có bao nhiêu loại khí thiên nhiên và ứng dụng thế nào trong công nghiệp? Tất tần tật sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Khí thiên nhiên được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống sản xuất và sinh hoạt hiện nay. Vậy thành phần chính của khí thiên nhiên là gì? Có bao nhiêu loại? Mua khí thiên nhiên ở đâu? Câu trả lời sẽ được Hacochem giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Khí thiên nhiên là gì? Các thành phần chính của khí thiên nhiên
1.1. Khái niệm khí thiên nhiên
Khí thiên nhiên là tên gọi chung của các loại khí ga, khí đốt có thể cháy và tỏa nhiệt lớn. Chúng là một nhiên liệu hóa thạch sạch, an toàn tồn tại ở dạng mỏ nằm sâu dưới lòng đất và thềm lục địa.
Khí thiên nhiên chính là phần còn lại của động thực vật sống cách đây hàng triệu năm. Những sinh vật này được chôn bên dưới hàng ngàn lớp đất đá và phơi nhiễm với nhiệt. Sau đó dưới tác động của nhiệt độ và áp suất biến đổi thành khí tự nhiên.
Hình 1: Khí thiên nhiên nằm sâu dưới lòng đất
1.2. Thành phần chính của khí thiên nhiên
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là Metan (CH4) 85% và một số Hydrocacbon nhẹ khác với tỷ lệ Etan (C2H6) 10%, Propan (C3H8) 3%, Butan (C4H10) 0,1% cùng một số loại ankan khác.
Mặt khác trong thành phần khí tự nhiên cũng chứa một lượng nhỏ các loại tạp chất làm loãng và gây ô nhiễm khác khác như: Nito (N2), Carbon dioxide (CO2), Hydro sulfide (H2S) và hơi nước. Tuy nhiên trong quá trình tinh lọc khí tự nhiên thì những chất này sẽ bị tách riêng và dùng làm các sản phẩm phụ.
2. Phân loại các loại khí thiên nhiên
Khí tự nhiên là một hỗn hợp khí không màu, được phân loại dựa trên đặc tính và thành phần hóa học của nó. Cụ thể khí thiên nhiên chia thành 4 loại sau:
2.1. Khí khô
- Tỷ lệ khí Meta trong thành phần khá cao.
- So với dầu và than đá thì lượng khí thải CO2 và NOX của khí khô ít hơn.
- Khí khô được dùng để làm nhiên liệu cho máy điện, nguyên liệu cho nhà máy hóa dầu sản xuất ra phân đạm và cung cấp cho khách hàng công nghiệp.
Hình 2: Khí khô là nguồn nhiên liệu chính của nhà máy điện
2.2. Khí ướt
- Tỷ lệ Carbohydrate nhóm ankan của khí ướt cao hơn khí khô gồm: Propan, Butan và Etan.
- Khí ướt thường dùng để làm nhiên liệu vì có năng suất tỏa nhiệt lớn.
- Chúng phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt, tổng hợp các chất vô cơ và hữu cơ.
2.3. Khí ngọt
- Chứa ít hàm lượng khí Hydro Sunfit.
- Được ứng dụng chủ yếu trong thực phẩm với độ tinh khiến phù hợp.
- Chúng còn có công dụng bảo quản thực phẩm, tạo khí bọt, kích thích vị giác hiệu quả.
2.4. Khí chua
- Có chứa nồng độ Hydro Sunfit cao với đặc tính không màu, có mùi trứng thối và rất độc.
- Khí này khi đốt có thể gây ô nhiễm không khí, mưa axit và làm hư hại thiết bị sản xuất.
Hình 3: Khí chua có thể làm hỏng thiết bị và gây ô nhiễm môi trường
3. Ứng dụng của khí thiên nhiên trong công nghiệp
Khí thiên nhiên được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt. Đặc biệt trong ngành công nghiệp, loại khí này đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, bởi vì nó là nguồn năng lượng chủ lực. Cụ thể:
- Dùng làm khí đốt trong các xưởng sản xuất đồ khô hoặc nhà máy chế biến thực phẩm.
- Dùng làm nhiên liệu đốt cháy tạo nhiệt quay tuabin trong các nhà máy nhiệt điện.
- Dùng làm nhiên liệu đốt lò nung trong các nhà máy công nghiệp như: lò gạch, xi măng, lò gốm, lò luyện kim…
- Dùng để sản xuất thức ăn giàu đạm bằng việc cho vi khuẩn methylococcus capsulatus tiếp xúc với khí thiên nhiên.
- Các chất được tách ra từ khí thiên nhiên như: Etan, Propan, Butan là nguyên liệu quan trọng trong ngành hóa dầu tạo nên các sản phẩm quan trọng như: dược phẩm, bột giặt, chất dẻo, nước rửa chén…
- Dùng để sản xuất khí H2 bằng phương pháp Hydro Reformer, đây là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp khác.
- Dùng làm nhiên liệu đốt cho các loại động cơ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng hoặc ở dạng nén.
Hình 4: Khí thiên nhiên không thể thiếu đối với các ngành công nghiệp