Potassium là cái tên có thể sẽ xa lại với nhiều người. Tuy nhiên chúng lại là một nguyên tố được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Vậy potassium là gì, chúng có những tính chất nào nổi bật và có vai trò ra sao trong thực tiễn? Hãy để HACOCHEM cung cấp cho bạn những những thông tin hữu ích về chất hóa học này qua nội dung bài viết dưới đây!
Potassium hay còn gọi là Kali, có ký hiệu hóa học (K)
Potassium là gì?
Potassium hay còn gọi là Kali, có ký hiệu hóa học (K) là một kim loại kiềm và nhẹ nhất vì nó rất mềm và có các ánh bạc. Đây là một trong những kim loại phản ứng điện mạnh nhất và hoạt tính nhất.
Potassium có ba đồng vị, trong đó có một đồng vị K40 (0.0118%) là chất phóng xạ có chu kỳ bán ra 1,28 tỉ/năm. Tuy có tính phóng xạ nhưng potassium không gây hại khi tiếp xúc cũng như trong quá trình xử lý.
Tính chất nổi bật của Potassium
1. Tính chất vật lý của Potassium
Trong bảng tuần hoàn, Potassium có số nguyên tố là 19, với khối lượng riêng nhỏ hơn nước, potassium là kim loại nhẹ thứ hai sau Liti. Đây là một chất rắn mềm, có thể dễ dàng cắt bằng dao.
Potassium có khối lượng riêng là 0,863 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là khoảng 63 độ C và sôi ở nhiệt độ 760 độ C.
Khi đặt trong không khí, nó oxy hóa rất nhanh, và để bảo quản được potassium cần đặt vào một loại dầu khoáng, ví dụ như dầu hỏa. Potassium có tính chất phân ly trong nước, làm giải phóng hydrogen và bắt lửa tự phát khi phản ứng với nước tạo ra ngọn lửa màu tím.
2. Tính chất hóa học
Potassium có tính khử rất mạnh. Nguyên tố này chiếm khoảng 2,4% trọng lượng lớp vỏ Trái đất và là nguyên tố phổ biến thứ bảy trong lớp này. Vì tính không hòa tan của nó, rất khó thu được kali từ các khoáng chất của nó.
- Tác dụng với phi kim: Khi đốt trong không khí hay trong oxi, kali cháy tạo thành các oxit và có ngọn lửa màu hoa cà tím đặc trưng.
- Tác dụng với axit: Kali dễ dàng khử ion H+ trong dung dịch axit loãng thành hidro tự do.
- Tác dụng với nước: Potassium tác dụng mãnh liệt với nước và tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
- Tác dụng với hidro: Khi Potassium tác dụng với hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400 độ C tạo thành kali hidrua.
Ứng dụng nổi bật của Potassium
1. Ứng dụng làm phân bón của Potassium
Potassium được sử dụng như một nguyên liệu cơ bản cho phân bón NPK hợp chất, chẳng hạn như một phần và kali khác. Potassium là chất vô cùng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của các cây xanh. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì nó có mặt trong đa số loại đất, vì thế người ta thường sản xuất potassium để làm phân bón.
Các loại phân bón cho nông nghiệp, trồng trọt, thủy canh ở các dạng như potassium sulfate (K2SO4); potassium sodium (KNO3), potassium chloride (KCl) … Các vụ mùa năng suất cao phụ thuộc vào lượng phân bón để bổ sung cho lượng potassium mất đi do thực vật hấp thu.
Hình ảnh ứng dụng phân bón potassium đỏ rất tốt cho cây trồng
2. Ngành công nghiệp
Hàng năm có hàng triệu tấn các hợp chất potassium được sản xuất như potassium hidroxide (KOH), potassium chloride (KCl), potassium sulfate (K2SO4)…
- KOH được dùng để làm bánh xà phòng từ mỡ và dầu trong công nghiệp tẩy rửa.
- KNO3 được lấy từ nguồn tự nhiên, đây là một chất chống oxy hóa trong thuốc súng và là một loại phân bón quan trọng.
- K2CO3 được dùng trong sản xuất thủy tinh, xà phòng, ống phóng màn hình màu, đèn huỳnh quang, dệt nhuộm và chất tạo màu.
- KCrO4 được dùng trong mực, nhuộm, chất tạo màu, trong chất nổ pháo hoa, diêm an toàn và giấy bẫy ruồi…
3. Phòng thí nghiệm
- Hóa chất tinh khiết potassium được sử dụng trong phòng phân tích, các lĩnh vực y học, trường học, sản xuất mạ điện…
Hóa chất Potassium trong phòng thí nghiệm
- Hiện nay các loại muối potassium quan trọng được sử dụng rất rộng rãi và là loại hợp kim kết hợp giữa sodium và potassium được sử dụng làm môi trường truyền nhiệt và làm chất hút ẩm để tạo môi trường không khí khô hiệu quả.
- Ngoài ra potassium còn được sử dụng trong phản ứng chưng cất.
4. Ứng dụng trong đời sống và sức khỏe
Ngoài những công dụng trên, potassium còn là một khóang chất có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Potassium là một loại khoáng chất có tác dụng hỗ trợ việc co giãn của các bắp thịt, cân bằng lượng chất khoáng và nước mà cơ thể nhận và đào thải, giúp con người không còn cảm giác mệt mỏi, chán nản hay mất ngủ nữa.
Không dừng lại ở đó, nó còn giảm cao huyết áp, nguy cơ mắc bệnh hoặc tái phát sỏi thận hay bệnh loãng xương. Viện Y khoa Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia mỹ khuyến cáo người trưởng thành nên tiêu thụ ít nhất là 4.700mg potassium hàng ngày. Trong đó các loại nổi bật chứa khoáng chất potassium như: đậu nành, chuối, bơ, khoai tây…
Các loại thức ăn, hoa quả có chứa nhiều potassium rất tốt cho sức khỏe
Ưu nhược điểm của Potassium
1. Ưu điểm
- Potassium giúp giải quyết được các vấn đề trong sản xuất, sức khỏe.
- Các hợp chất Potassium phổ biến với rất nhiều ứng dụng nhỏ tại chỗ. Potassium được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất.
- Ngoài ra Potassium dễ kiếm, giá thành rẻ, giúp tiết kiệm được chi phí trong quá trình sử dụng.
2. Nhược điểm
- Potassium nguyên chất phản ứng mãnh liệt với nước và hơi ẩm. Do vậy, Potassium cần được bảo quản trong dầu khoáng hay dầu lửa.
- Khi làm việc với Kali nên thận trọng, nên có các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn cho cơ thể.
- Ngoài ra, do tính chất hoạt động của kim loại Potassium, nên khi vận chuyển cần cực kỳ cẩn thận, phải có bảo vệ toàn bộ da và mắt và có bộ phận chống nổ cách li giữ người và kim loại.