Đường ống nước bị lắng cặn bẩn là tình trạng phổ biến diễn ra từ các hộ gia đình, các đường ống công nghiệp cỡ lớn. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì? Có cách nào để xử lý không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân đường ống nước đóng cặn
1.1 Do chất lượng nguồn nước
Hiện nay, rất nhiều nơi ở nước ta đã được cung cấp nước sạch tuy nhiên ở một số vùng vẫn sử dụng nước máy. Nước tự nhiên này có các khoáng chất như canxi, kali, sắt và magiê với hàm lượng nhỏ. Tuy nhiên, một số nguồn nước có chất lượng kém có hàm lượng khoáng chất trên cao hơn bình thường. Những chất chất này là nguyên nhân chính gây ra sự hình thành các cặn trong đường ống. Chúng kết hợp với oxy và kết tủa thành các chất bám dính trong ống nước, đặc biệt là canxi cacbonat ngay cả nhiệt độ tăng nhưng không hòa tan được cặn.
Thêm sự hiện diện của chất thải và mảnh vụn trong cống từ sinh hoạt hàng ngày như tóc, giấy vệ sinh… và thật dễ để có được một lớp tích tụ cặn dày. Nếu chúng ta không loại bỏ cặn, cuối cùng nó sẽ chặn đường ống và gây tắc nghẽn.
1.2 Do chất hữu cơ khó phân hủy trong đường ống
Các hợp chất hữu cơ bám dính trong đường ống cũng là nguyên nhân gây tình trạng bị cặn bẩn. Bởi môi trường nước trong đường ống rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và cả rong, rêu.
Những chất thải như dầu mỡ, chất hữu cơ… khó phân hủy khi lọt xuống đường ống lâu dần sẽ tích tụ gây biến đổi nước, lắng đọng cặn.
1.3 Do chất lượng đường ống không tốt
Các đường ống có thể bị đóng cặn gây tắc một phần hoặc hoàn toàn nếu không sử dụng vật liệu ống thích hợp.
Rất nhiều ống dẫn nước được làm bằng kim loại, khi nước có pH cao trong môi trường ẩm ướt sẽ dẫn đến hiện tượng oxy hóa tạo thành các hợp chất gây lắng đọng, bám vào gây ra hiện tượng gỉ sét.
Khi cát mịn hoặc các hạt phù sa đi vào đường ống, chúng có thể tồn tại gần điểm vào, tích tụ theo thời gian và gây tắc nghẽn.
Ngoài ra, khi sử dụng các đường ống kém chất nước, dần dần các hạt vi chất bị hòa tan theo nguồn nước. Lâu ngày gây hại cho cơ thể nếu đến nguồn nước sinh hoạt, hoặc bám vào thành ống khiến đóng cặn.
2. Tác hại khi đường ống nước đóng cặn
Tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước, chất lượng đường ống… mà lượng cặn bám vào có độ dày khác nhau. Theo như các chuyên gia phân tích, sau khoảng 1 năm sử dụng cặn bám vào thành đường ống có thể lên đến 0,5 – 2mm.
2.1. Giảm lưu lượng nước chảy
Khi cặn tích tụ, không gian trong đường ống sẽ bị thu hẹp, làm giảm lượng nước có thể đi qua. Kết quả là, đường ống trở nên kém hiệu quả hơn và phải chi tiền cho những đường ống không mang nhiều nước như bình thường. Những ngôi nhà bị đóng cặn nghiêm trọng có thể phải chi rất nhiều tiền nước và chi phí bảo trì hơn.
2.2. Hư hỏng ống dẫn nước
Lớp cặn này không chỉ gây giảm lưu lượng dòng nước chảy khiến nguồn nước ra bị yếu hơn mà nó còn gây một số tác hại khác như hư hỏng đường dẫn nước.
Cặn là một dạng muối kim loại và có thể gây ăn mòn và xói mòn, đặc biệt là đối với các đường ống có quá nhiều cặn bẩn. Một thiết bị sử dụng nước và đã chạy trong một thời gian dài cũng cần được rửa lại nếu không sẽ gây hư hỏng.
Khi hệ thống bám nhiều cặn bẩn có thể bị vỡ, tổn nhiều chi phí để sửa chữa.
Cáu cặn làm hỏng đường ống
2.3. Ảnh hưởng tới sức khỏe
Những mảng bám lắng đọng tích tụ nhiều có thể gây hại cho sức khỏe con người. Nếu sử dụng phải có thể gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy, đau mắt đỏ, dị ứng, đau bụng…
3. Một số giải pháp xử lý đường ống đóng cặn
Với những tác hại như vậy, câu hỏi đặt ra là phải làm sao để xử lý đường ống nước bị đóng cặn nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Dưới đây là một số giải pháp được sử dụng phổ biến để xử lý khi bị đóng cặn:
3.1. Sử dụng chất tẩy đường ống nước
Một trong những pháp pháp xử lý đường ống cặn nhanh chóng, tiện lợi là sử dụng hóa chất tẩy cặn đường ống nước. Đặc biệt trên thị trường hiện nay có viên thông tắc có khả năng loại bỏ hoàn toàn các cặn bám tại thành đường ống.
Ngoài ra, một số hóa chất tẩy rửa cáu cặn đường ống khác có thể sử dụng như baking soda, giấm… cũng có thể được sử dụng.
3.2. Sử dụng khí nén có áp suất cao
Cách thứ 2 để khắc phục tình trạng đường ống đóng cặn là sử dụng áp suất cao của khí nén để đẩy cặn. Phương pháp áp dụng khí nén và nước tạo áp lực cao đẩy cặn bẩn khỏi đường ống một cách nhanh chóng và an toàn.
3.3. Áp dụng công nghệ điện thủy động
Phương pháp xử lý đường ống đóng cặn hiện đại và hiệu nhất hiện nay là công nghệ điện thủy động. Cơ chế của giải pháp này là biến đổi điện năng thành dòng điện cơ học cực làm tăng nhiệt độ cục bộ. Từ đó giúp đánh bay các vết cặn bám, cả dầu mỡ bám dính lâu trong đường ống nước.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho đường ống làm bằng kim loại do chịu được nhiệt độ cũng như chị được áp lực.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân cũng như giải pháp giúp khắc phục tình trạng đường ống đóng cặn. Mong rằng bài viết giúp ích được cho bạn xử lý được nếu gặp phải tình trạng như trên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ HACOCHEM:
-
VPGD : 55/2 Phan Đình Phùng, Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh
Kho: KCN Hải Sơn, Đức Hòa, tỉnh Long An
Hotline: 0362.056.569
Email: thuylinh@hacochem.com.vnVPGD : Khu du lịch sinh thái hồ Kim Quy, phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Kho: Phường Đông Hải, TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Hotline: 0963.999.610
Email: thanhhai01@hacochem.com.vnVPGD: 46BT1, khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Kho 1: Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
Kho 2: 15 Đoanh Xá, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng
Hotline: 093.2323.391
Email: duykhanh01@hacochem.com.vn - Hotline: 0932323391
- Email: sale@hacochem.com.vn
- Website: hacochem.com.vn