Đường Mantozơ cùng với Glucozo, Fructozo được nhắc đến khá nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Mantozơ là gì? Vì thế HacoChem sẽ phân tích chi tiết về tính chất đặc trưng của loại đường này để các bạn hiểu rõ qua nội dung dưới đây.
1. Đường Mantozơ là gì?
Mantozơ hay còn được gọi là đường mạch nha. Chúng được tìm thấy nhiều ở hạt thóc đang trong giai đoạn nảy mầm. Đây cũng chính là nguyên liệu để sản xuất kẹo mạch nha.
Mantozơ còn được gọi là đường mạch nha
Mantozơ là nguyên liệu quan trọng trong nhiều thực phẩm, đồ uống được sử dụng hàng ngày. Quá trình hình thành loại đường này có thể thông qua việc sản xuất rượu mạch nha hoặc bia. Ngoài ra, đường mạch nha còn được biết đến từ việc lên men để sản xuất bánh mì.
Ở trạng thái thô, các sản phẩm được làm từ nguyên liệu là Mantozơ có màu nâu hoặc màu socola. Với hương vị ngọt đặc trưng, đường này cũng là một trong những dạng đồng phân của Saccarozo.
2. Mantozơ có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của đường Mantozơ được phân tích ở trạng thái tinh thể. Khi đó, chúng có công thức phân tử là C12H22O11. Bao gồm hai gốc Glucozơ liên kết với nhau thông qua cầu nối oxy dưới dạng vòng alpha.
Việc liên kết được diễn ra ở hai gốc Cacbon khác nhau bằng liên kết 1,4 Glicozit. Đó là gốc Cacbon thứ 1 của Glucozo này với gốc Cacbon thứ 4 ở Glucozo bên cạnh.
Công thức cấu tạo của đường mạch nha
3. Tính chất của Mantozơ
Mantozơ sở hữu tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng. Bao gồm:
3.1. Tính chất vật lý của Mantozơ
Ở điều kiện thường, đường mạch nha giống như một số loại đường khác đều tồn tại ở dạng bột màu trắng hoặc tinh thể. Tính chất vật lý của Mantozơ còn thể hiện một số thông số kỹ thuật sau:
- Khối lượng riêng: 1,54 g/cm3
- Khả năng hòa tan: Tan tốt trong nước với giá trị khoảng 1.080 g/ml
- Điểm nóng chảy: 1650C
3.2. Tính chất hóa học của đường mạch nha
Mantozơ có nhiều đồng phân khác trong hợp chất Cacbohidrat nên chúng thường hay bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, loại đường này sở hữu nhóm Andehit (CHO). Vì thế, tính chất hóa học có nhiều điểm khác biệt. Cụ thể như sau:
- Mantozơ tham gia vào phản ứng tráng gương
Đường mạch nha tạo phản ứng tráng gương là tính chất hóa học điển hình. Trong môi trường NH3, khi loại đường này được tiếp xúc với AgNO3 sẽ xảy ra phản ứng hóa học rất đặc trưng. Đó là ion Ag+ sẽ bị kết tủa màu sáng bóng. Phương trình phản ứng như sau:
3C12H22O11 + 40AgNO3 + 14NH3 → 40Ag + 36CO2 + 27NH4NO3
- Phản ứng thủy phân của đường Mantozơ
Trong môi trường Axit, đường mạch nha bị thủy phân dưới sự xúc tác của enzym. Kết thúc phản ứng thu được hai phân tử Glucose. Phương trình phản ứng:
C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6
- Mantozơ tham gia phản ứng với Cu(OH)2
Công thức cấu tạo của Mantozơ có nhiều nhóm OH trong vòng nằm liền kề với nhau tạo nên liên kết Glicozit. Vì thế, chúng có thể tạo phản ứng với Cu(OH)2. Quá trình phản ứng hình thành phức đồng màu xanh lam đặc trưng.
C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
4. Ứng dụng của Mantozơ
Mantozơ có vị ngọt nên được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất đồ uống, thực phẩm như kẹo, mứt. Chúng giúp kẹo dai hơn và tạo thành tơ mà không bị chảy nước khi sử dụng.
Đặc biệt, loại đường này là thành phần quan trọng trong bia. Với chi phí hợp lý nên giúp ổn định giá thành của bia mà vẫn duy trì ổn định về mặt chất lượng.
Đường mạch nha được sử dụng phổ biến để sản xuất kẹo
5. Giải bài toán thường gặp về Mantozơ
Khi tìm hiểu về Mantozơ các bạn có thể vận dụng vào giải một số bài toán liên quan dưới đây:
Bài tập 1: Thủy phân hỗn hợp gồm 68,4 gram Mantozo và 34,2 gram Saccarozơ với hiệu suất 75%. Sau một thời gian toàn bộ dung dịch X thu được đem tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Kết thúc phản ứng thu được bao nhiêu mol Ag?
Cách giải
m Mantozo = 0.2 mol và m Saccarozo = 0.1 mol.
- Thủy phân Mantozơ thu được 2 phân tử Glucozo với phương trình:
Mantozơ → 2Glucozơ
- Thủy phân Saccarozo thu được Fructozo và Glucozo với phương trình:
Saccarozơ → Glucozơ + Fructozơ
Hiệu suất phản ứng chỉ đạt 75% nên số mol của từng dung dịch sau khi kết thúc quá trình thủy phân là:
n Glucoze = 0.1 x 0.75 + 2 x 0.2 x 0.75 = 0.375 (mol)
n Fructose = 0.1 x 75 = 0.075 (mol)
n Mantozo dư = 0.05 mol
n Saccarozo dư = 0.025 mol
X hòa tan hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3
→ n Ag = n Glucose x 2 + n Fructose x 2 + n Mantozo dư x 2
= 0.375 x 2 + 0.075 x 2 + 0.05 x 2 = 1 (mol)
Vậy sau khi kết thúc phản ứng thu được 1 mol Ag.
Bài tập 2: Thủy phân m gram Mantozo kết quả thu được dung dịch X. Đem toàn bộ dung dịch X vừa được thủy phân tác dụng với AgNO3/NH3 dư. Thu được a gam Ag khi phản ứng kết thúc. Tìm mối liên hệ giữa a và m, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cách làm
Phương trình phản ứng: C12H22O11 + H2O → 2C6H12O6
→ nMantoze = 0,5nGlucose → mMantozơ = 0,5nGlucose x 342 = 171nGlucose
Trong khi đó Glucose → 2Ag
→ nAg = 2 x nGlucose → mAg = 2nGlucose x 108 = 121nGlucose
Vậy mối liên hệ giữa a và m là m: a = (171nGlucose): (216 nGlucose) = 171:216
Hacochem đã giới thiệu chi tiết về tính chất đặc trưng của Mantozơ. Đây là một trong những loại đường được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức hữu ích để áp dụng trong cuộc sống.