093.2323.391

AXIT ASCORBIC (VITAMIN C) LÀ GÌ? VAI TRÒ QUAN TRỌNG VÀ CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

Axit ascorbic hay còn gọi là Vitamin C – đây là một chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, chịu trách nhiệm chuyển hóa thực phẩm của con người. Nếu bạn chưa thực sự hiểu rõ về chất chống oxy hoá này thì theo dõi bài viết dưới đây của HacoChem để bỏ túi tất tần tật thông tin về Axit ascorbic nhé.

1. Axit ascorbic là gì? 

Xét theo khía cạnh hóa học thì Acid ascorbic chính là một dạng Vitamin C, hợp chất này có tổng cộng 6 carbon liên quan đến glucose. Axit ascorbic ở dạng tinh thể trắng, tan trong nước và Ethanol 96 nhưng không tan trong ether, dung môi hữu cơ, rượu và clorofom.

Axit ascorbic có thể tồn tại trong môi trường trung tính và acid lên đến 100 độ C. Hiện nay dạng vitamin C thường được bổ sung vào cơ thể con người qua dạng lỏng, dạng siro, viên nén, viên nang, tinh thể, bột để ngăn ngừa, điều trị tình trạng thiếu vitamin C khi chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ liều lượng tối thiểu.

axit-ascorbic-1

Axit ascorbic là một dạng Vitamin C có 6 carbon liên quan đến glucose

1.1. Axit ascorbic có tính chất gì? 

Như bên trên đã chia sẻ thì Axit ascorbic có tính chất và Ethanol 96. Vitamin C này ở dạng tinh thể trắng, không tan được trong ether, chloroform, rượu, dung môi hữu cơ. Ở trong không khí, Axit ascorbic sẽ bị oxy hóa bởi O2. Nếu có cả Fe và Cu thì tốc độ oxy hóa của Vitamin C này lại càng nhanh hơn.

1.2. Cấu tạo hóa học của Axit ascorbic 

Axit ascorbic công thức hóa học là C6H8O6, cấu trúc hóa học của dạng vitamin C này bao gồm:

  • Một nhóm hydroxyl (OH) ở vị trí C1 và C6.
  • Một nhóm aldehyde (CHO) ở vị trí C2.
  • Một nhóm ácido (COOH) ở vị trí C3.

Cấu tạo hóa học của Axit ascorbic khá phức tạp, tuy nhiên điều này lại góp phần giúp vitamin C có tính oxi hóa mạnh, hoạt động tương tự một chất chống oxy hóa của cơ thể. Nhờ đó Axit ascorbic có thể tham gia vào quá trình sinh hoá bên trong cơ thể, cụ thể là hấp thụ sắt, tổng hợp collagen, tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa…

axit-ascorbic-2

Công thức hóa học của Axit ascorbic là C6H8O6

2. Axit ascorbic trong nước tiểu là gì?

Ý nghĩa chỉ số Axit ascorbic trong nước tiểu được bác sĩ xem xét để xác định kết quả phát hiện tế bào, điều trị sỏi đường tiết niệu, đường tiết niệu và viêm nhiễm thận… Chỉ số ASC bình thường trong xét nghiệm nước tiểu dao động từ 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L.

Khi Acid ascorbic trong nước tiểu có chỉ số bình thường thì kết quả xét nghiệm sẽ trả về âm tính (0 mmol/L). Trường hợp dương tính bạn cũng không nên lo lắng bởi vì khả năng cao là do chế độ ăn uống của bạn có chứa hàm lượng cao Vitamin C. Đặc biệt là những thực phẩm như cà chua, rau cải, bông cải xanh, khoai tây,… Khi ăn quá nhiều các món trên thì kết quả xét nghiệm bằng que thử một số chất như glucose, nitrite, bilirubin hoặc kiểm tra tế bào hồng cầu, bạch cầu sẽ có một chút sai lệch.  Tuy nhiên bạn không cần sợ hãi bởi lượng acid ascorbic trong nước tiểu cao sẽ được đào thải qua nước tiểu.

axit-ascorbic-3

Chỉ số Axit ascorbic trong nước tiểu bình thường là 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

3. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Acid ascorbic

Hiện nay việc bổ sung Acid ascorbic (vitamin C) vào cơ thể theo đường uống cần được sử dụng dựa theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng dùng hàng ngày thường là uống 1-2 lần, mỗi một loại sẽ có cách sử dụng riêng biệt. Cụ thể:

  • Viên nang giải phóng kéo dài: Cần nuốt toàn bộ viên thuốc cùng với một cốc nước đầy (240 ml), người dùng không nhai, nghiền nát thuốc.
  • Viên ngậm: Bệnh nhân đặt cả viên thuốc vào miệng, để thuốc tan từ từ.
  • Dạng bột: Người dùng hãy trộn kỹ acid ascorbic với thức ăn lỏng hoặc đồ ăn dạng mềm.
  • Dạng lỏng: Sử dụng đúng liều lượng bằng dụng cụ đo chuyên dụng.

4. Tác dụng phụ thường gặp của Acid ascorbic

Nhiều trường hợp thực tế đã ghi nhận cơ thể con người trong quá trình sử dụng Acid ascorbic đã gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Buồn nôn.
  • Nôn mửa.
  • Tiêu chảy.
  • Đau quặn bụng.
  • Ợ chua.
  • Tiểu buốt.
  • Nước tiểu có màu hồng nhạt hoặc có lẫn máu.

Tốt nhất người bệnh nên ngưng sử dụng và báo lại cho bác sĩ điều trị của mình ngay lập tức nếu thấy các tác dụng phụ trên xuất hiện sau khi dùng dạng Vitamin C này.

axit-ascorbic-4

Tác dụng phụ khi sử dụng Acid ascorbic thường là buồn nôn, nôn mửa…

5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng Acid ascorbic

Để đảm bảo an toàn cho cơ thể của mình khi dùng dạng Vitamin C này, tốt nhất bạn nên nhớ rõ một số điều quan trọng như sau:

  • Hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng Acid ascorbic.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận (sỏi thận), thiếu men G6PD… chống chỉ định sử dụng dạng Vitamin C này.
  • Phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng Acid ascorbic dựa theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định.
  • Không sử dụng dạng Vitamin C này cùng với các loại thuốc, sản phẩm thảo dược khác để tránh tối đa những tương tác không đáng có, gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Người dùng không tự ý sử dụng, ngưng dùng hoặc thay đổi liều lượng của Acid ascorbic nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Khi bỏ lỡ một liều vitamin C này, hãy bổ sung ngay sau khi nhớ ra.
  • Mỗi dạng khác nhau của Acid ascorbic sẽ có yêu cầu bảo quản riêng, do đó bệnh nhân cần đọc kỹ thông tin trên bao bì hoặc tờ hướng dẫn sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Axit ascorbic mà HacoChem muốn chia sẻ tới bạn đọc. Mong rằng sau khi đọc bạn đã cập nhật được nhiều kiến thức, nội dung hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *