093.2323.391

3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ PHOSPHO TRONG NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Xử lý phospho trong nước thải là một trong những phương pháp xử lý nước chứa nhiều phốt pho bằng cách sử dụng kết hợp sinh hóa lý nhằm đưa nguồn nước thải bị ô nhiễm về trạng thái an toàn trước khi thải ra môi trường. Để hiểu rõ hơn về cách thức xử lý phốt pho trong nước thải, cùng theo dõi bài viết hôm nay của HACOCHEM nhé!

I. Lý do cần loại bỏ phospho ra khỏi nước thải là gì?

Lý do cần loại bỏ phosphor ra khỏi nước thải là gì?

Lý do cần loại bỏ phosphor ra khỏi nước thải là gì?

Thực tế việc loại bỏ P (phốt pho) ra khỏi nguồn nước thải nhằm giảm thiểu nguy cơ phú dưỡng của vùng nước tiếp nhận xả thải ra môi trường. Đây là một trong những công đoạn bắt buộc có trong quy trình xử lý nhiều loại nước thải khác nhau hiện nay. Hầu hết các nhà máy đều sử dụng công nghệ để loại bỏ P dưới sự giám sát chặt chẽ về chuyên môn và cơ chế vận hành.

Trong cuộc sống loại nước thải chứa nhiều phốt pho thường có nguồn gốc từ các bệnh viện, các trung tâm y tế. Tuy nhiên quy trình xử lý thải quy mô nhỏ tại đây chưa đáp ứng được việc loại bỏ hoàn toàn P ra khỏi nguồn tải. Vì thế mà nhiều năm nay đây là vấn đề rất đáng lo ngại. Sợ gia tăng việc giải phóng P từ hệ thống xả thải không được xử lý dẫn tới các vấn đề về ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hơn trước đây.

Qua đó có thể thấy việc xử lý phospho trong nước thải là vô cùng quan trọng. Cần ứng dụng những công nghệ xử lý riêng biệt cho loại nước thải này để góp phần tăng hiệu quả của quá trình xử lý. Các nhà máy, cơ sở xử lý nước thải cũng cần có sự đầu tư kỹ càng hơn cho công nghệ.

II. Nguồn gốc hình thành phospho trong nước thải

Nguồn gốc hình thành phospho trong nước thải

Nguồn gốc hình thành phospho trong nước thải

Trong nước thải phốt pho tồn tại ở dạng phốt phát. Chúng có nguồn gốc từ chất thải trực tiếp từ hoạt động sinh hoạt của con người, động vật, những loại chất tẩy rửa còn dư thừa hoặc dư lượng thực phẩm thối rữa. Từ các nhà máy chế biến đồ ăn, đồ uống, bệnh viện, trung tâm y tế….sẽ sản sinh ra nước thải chứa nhiều phốt phát nhất Từ đó kéo theo nồng độ P trong nước thải sẽ càng cao.

Hơn thế nữa thì phốt pho lại là một chất dinh dưỡng có trong tự nhiên đất, đá cung cấp sự sống cho các sinh vật. Cùng với đó thì P cùng với nitro sẽ là những chất dinh dưỡng vô cùng thiết yêu dễ dàng để thực vật hấp thụ và phát triển. Nếu các chất dinh dưỡng này tồn tại trong nước thải vượt quá mức tiêu chuẩn sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng thực vật chóng mặt. Đó cũng là lý do tại sao mà chất này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất phân bón cây trồng hiện nay.

III. Những ảnh hưởng của phospho tới môi trường sống và con người

Những ảnh hưởng của phospho tới môi trường sống và con người như thế nào?

Những ảnh hưởng của phospho tới môi trường sống và con người như thế nào?

Trong môi trường nước tự nhiên thì nồng độ phospho cao sẽ thúc đẩy sự phát triển của tảo. Điều này dẫn tới sự trù phú về dinh dưỡng, làm thảm tảo dày đặc chiếm bề mặt nước ngăn chặn ánh sáng mặt trời. Làm nồng độ oxy hòa tan trong nước thiếu hụt ở mức nghiêm trọng có thể dẫn tới các vi sinh vật thủy sinh chết hàng loạt.

Bên cạnh đó khi tảo và động vật thủy sinh bị phân hủy hàng loạt sẽ tạo cơ hội cho phospho hữu cơ liên kết với các chất hữu cơ khác trong xác động vật để chuyển đổi thành orthophosphate rồi chuyển hóa thành phốt phát. Điều này lại tiếp tục cung cấp dinh dưỡng cho một quá trình phát triển tảo mới. Cứ lặp đi lặp lại liên tục như vậy. Cùng với đó thì do hoạt động của con người trong mọi lĩnh vực trong đời sống đều góp phần tạo ra Phospho liên tục. Thúc đẩy quá trình phú dưỡng của hệ sinh thái thủy sinh. Đây cũng là nguồn gốc chính hình thành nước thải có chứa P, chiếm tới 70% tổng lượng nước thải.

Nhưng thực tế này lại dẫn tới việc cần phải thắt chặt các tiêu chuẩn trong việc xả P ra ngoài môi trường. Tăng áp lực cho các cơ sở xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt; nước thải công nghiệp; nước thải y tế và nông nghiệp.

IV. Xử lý nước thải chứa phospho cao có khó không?

Xử lý nước thải chứa phospho cao có khó không?

Xử lý nước thải chứa phospho cao có khó không?

Theo các chuyên gia nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực xử lý nước thải đánh giá thì để loại bỏ phốt pho trong nước thải t]ng đối phức tạp. Không đơn giản như loại bỏ nito hay phốt pho ở dạng khí. Trong nước thải, P cần được chuyển đổi sang dạng rắn và được loại bỏ nhờ phương pháp lắng lọc hoặc tách trực tiếp bằng màng.

Trong môi trường nước thải thì P tồn tại ở dạng: P hữu cơ, phosphate đơn tan trong nước (H2PO43-; HPO42-; PO43-); polyphosphate trùng ngưng; các loại muối phosphat và phospho trong tế bào sinh khối. Để xử lý triệt để P trong nước thải, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Kết tủa phosphate tác dụng với các ion kim loại để tạo ra muối tương ứng có độ tan thấp. Rồi tiến hành tách chúng ra khỏi nước thải ở dạng rắn.
  • Sử dụng phương pháp sinh học bằng cách ứng dụng hiện tượng vi sinh vật tích lũy trong điều kiện hiếu khí. Phospho sẽ được tách trực tiếp khỏi bùn thải dư dưới dạng muối không tan sau khi được xử lý yếm khí với một hệ kết tủa kèm theo.
  • Tách phospho cùng các tạp chất qua quá trình màng thích hợp. Các loại màng được sử dụng nhiều nhất là: màng nano; màng thẩm thấu ngược hoặc màng điện thẩm tích. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng không có tính thực tế vì giá thành quá đắt.

V. 3 phương pháp xử lý phospho trong nước thải hiệu quả nhất hiện nay

Qua những thông tin được chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã nhận định được tầm quan trọng của việc xử lý P trong nguồn nước thải hàng ngày từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay trong cuộc sống các nhà máy xử lý nước ứng dụng theo nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp lại có một ưu điểm và tính chất riêng biệt. HACOCHEM sẽ tổng hợp lại 3 phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay để các bạn cùng tham khảo.

1. Xử lý phospho trong nước thải bằng công nghệ hóa học

Xử lý phospho trong nước thải bằng công nghệ hóa học

Xử lý phospho trong nước thải bằng công nghệ hóa học

Loại bỏ P bằng phương pháp hóa học thực chất là cách bổ sung hóa chất vào nước thải. Giải pháp này khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên lại rất dễ làm phát sinh thêm lượng bùn. Quá trình vận hành, bảo trì mất thêm một khoản chi phí nữa. Hóa chất xử lý nước được sử dụng sẽ được pha trộ theo tỷ lệ nhất định. Gồm các loại hóa chất keo tụ tạo bông nhằm loại bỏ chất rắn ra khỏi nước thải bằng cách lắng lọc hoặc tác chiết bằng màng.

Trong quá trình này sẽ có các phản ứng hóa học diễn ra nhằm tách P từ nước thải tới việc chuyển đổi sang dạng rắn đưa chỉ số P trong nước thải trở về chỉ số an toàn cho phép. Theo tiêu chuẩn thì nồng độ P < 0,1 mgP/lít có thể thêm hóa chất tại thiết bị lọc. Nồng độ thấp hơn có thể sử dụng các loại hóa chất tối ưu hơn để loại bỏ hoàn toàn. Một số loại hóa chất được sử dụng nhiều trong phương pháp này phải kể tới:

Vôi bột xử lý phốt pho khi xảy ra quá trình phản ứng hóa học như sau:

5Ca2+ + 3PO43- + OH ↔ Ca5(PO4)3(OH)

Mg2+ + 2OH–              ↔ Mg(OH)2

Ca2+ + CO32-              ↔ CaCO3

Dùng phèn nhôm xử lý phosphor theo phương trình hóa học như sau:

Al3+ + PO43+  ↔ AlPO4

Al3+ + 3OH    ↔ Al(OH)3

Dùng phèn sắt trong xử lý phospho theo phương trình hóa học sau:

Fe3+ + PO43-  ↔ FePO4

Fe3+ + 3OH–    ↔ Fe(OH)3

2. Xử lý phốt pho trong nước thải bằng giải pháp sinh học an toàn

Xử lý phốt pho trong nước thải bằng giải pháp sinh học an toàn

Xử lý phốt pho trong nước thải bằng giải pháp sinh học an toàn

Khi sử dụng biện pháp sinh học trong xử lý nước thải có chứa phosphor sẽ gồm 3 công nghệ chủ yếu sau đây:

  • Công nghệ xử lý A/O
  • Công nghệ xử lý Phostrip
  • Công nghệ xử lý SBR

Giải pháp xử lý nước thải có chứa phosphor bằng công nghệ sinh học mang lại hiệu quả cao. Tùy thuộc vào hệ thống trang bị mà nước thải sẽ được xử lý đạt yêu cầu như mong muốn. Khi sử dụng phương pháp này thì nước thải sau khi xử lý có thể xả thải trực tiếp vào các ao lắng có bố trí cực khí. Phân hủy chất hữu cơ trong nước thải bằng các loại vi sinh vật hiếu khí. Phần thượng nguồn của hệ thống hiếu khí này sẽ bố trí bể kỵ khí. Tiếp đó cần sử dụng bùn hoạt tính mới có thể tạo ra được một quần thể vi sinh vật tối ưu nhất. Loại bỏ toàn bộ phospho trong nước thải.

3. Xử lý nước thải chứa phốt pho bằng giải pháp lọc sinh học

Xử lý nước thải chứa phốt pho bằng giải pháp lọc sinh học

Xử lý nước thải chứa phốt pho bằng giải pháp lọc sinh học

Đây sẽ là một lựa chọn khác để bạn lựa chọn, bằng cách sử dụng các loại thực vật thủy sinh có khả năng hấp thụ phospho trong nước thải. Thảm thực vật này hoạt động giống như một bộ lọc sinh học phân hủy loại bỏ đi toàn bộ các chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cũng như chất rắn trong nước thải. Tuy nhiên để tạo ra hệ thống lọc sinh học kiểu này đòi cần nguồn năng lượng cùng nhân công vận hành chuyên nghiệp. Đôi khi hệ thống lọc sinh học có thể là một bộ phận trong tự nhiên hoặc tận dụng những nguồn nguyên liệu sẵn có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *